MẸO CƠ BẢN PHÂN BIỆT MFC VÀ MDF. LOẠI NÀO TỐT HƠN?

Gỗ công nghiệp MFC và gỗ công nghiệp MDF là 2 chất liệu phổ thông đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Mặc dù đều có tính ứng dụng cao và những ưu điểm nổi trội về tính năng. Tuy nhiên thực tế thì 2 loại gỗ này có rất nhiều mặt khác biệt. Vậy phải làm sao để phân biệt MFC và MDF?

I. Giới thiệu về gỗ MFC và MDF

Trước hết để có thể phân biệt MFC và MDF. Chúng ta cần tìm hiểu rõ từng loại cụ thể. Sau đó mới dựa trên các thông số tương đồng để so sánh. Sau đây, là thông tin chi tiết về 2 loại gỗ này.

1. Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC là vật liệu thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất văn phòng.Theo thống kê thực tế, có đến 80% đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng sử dụng MFC. Vậy MFC là gì?

MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard.Tên gọi này chỉ loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine. Thông thường, người ta sử dụng các loại cây gỗ ngắn ngày để sử dụng chuyên sản xuất gỗ MFC. Gỗ sau khi thu hoạch được băm nhỏ, kết hợp với keo và phụ gia ép tạo độ dày tiêu chuẩn. Bề mặt khi hoàn thiện có thể dùng nhựa PVC tráng lên. Hoặc in giấy vân gỗ để tạo vẻ đẹp tự nhiên. Cũng như gia cố bề mặt, chống trầy xước, chống ẩm.

MFC có 2 loại MFC thường (lõi trắng) và MFC chịu ẩm (lõi xanh)

2. Gỗ MDF là gì?

MDF là vật liệu ứng dụng tương đối rộng rãi hiện nay. Chúng ta có thể thấy nó hiện diện trong nội thất văn phòng, kho xưởng hay các công trình công cộng. Vậy MDF là gì?

MDF là từ viết tắt của Medium density fiberboard. Dịch ra tiếng Việt nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Song thực tế, ở Việt Nam MDF là tên gọi chung cho 3 dòng sản phẩm: ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình và độ nén cao. Cấu tạo gỗ MDF bao gồm các thành phần cơ bản như là: bột sợi gỗ, chất kết dính, Parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Từ những thành phần này, gỗ MDF được sản xuất dựa trên 2 quy trình: quy trình ướt và quy trình khô. MDF có 3 loại: MDF trơn (lõi trắng), MDF chịu nước (lõi xanh) và MDF phủ Veneer.

II. Phân biệt MFC và MDF

Mặc dù đều là 2 dòng gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến. Song khi so sánh, 2 loại gỗ này đều có những đặc điểm riêng. Vậy chúng ta nên phân biệt MFC và MDF như thế nào?

Có nhiều tiêu chí để so sánh chúng, song đặc tính cấu tạo là cách nhận biết nhanh và dễ nhất với người dùng. Sau đây, chúng tôi xin nêu cách phận biệt MFC và MDF qua cấu tạo nhé!

Gỗ MFC Gỗ MDF
Cấu tạo gỗ MFC là cốt ván dăm và giấy trang trí được nhúng keo Melamine.

Cốt ván dăm thường được làm từ cây gỗ keo, bạch đàn, cao su,… Dăm gỗ được sấy khô, trộn với chất kết dính rồi ép chặt dưới áp suất nhiệt độ cao để tạo thành ván gỗ MFC.

Cấu tạo gỗ MDF là sợi gỗ hay bột gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác.

Nguyên liệu chính làm bột gỗ là mảnh vụn gỗ, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ,… Tất cả được nghiền nát thành dạng sợi nhỏ và được kết dính bởi keo và nhiệt.

III. Độ bền và khả năng chịu lực của MFC và MDF

Đều dùng trong sản xuất đồ nội thất đại trà. Thậm chí đến nước sơn phủ nhiều khi còn tương đồng. Do đó, nếu chỉ lướt qua thì việc nhầm lẫn giữa MFC và MDF là điều khó tránh. Song chúng ta quan tâm liệu MFC và MDF có độ bền và độ chịu lực như thế nào?

1. Về độ bền

Cả 2 loại gỗ này đều có độ bền tương đối tốt bởi chúng được sản xuất dưới quy trình kỹ thuật cao. Cũng như công nghệ xử lý nguyên liệu tiêu chuẩn. Điều này giúp cho chúng có độ cứng tương đối và khả năng chống mối mọt tốt, chất gỗ ổn định. Do đó, khi cân nhắc chọn lựa theo tiêu chí độ bền. Có thể nói cả 2 loại gỗ đều có thể đáp ứng tốt.

2. Về độ chịu lực

Cả 2 loại MDF và MFC đều được công nhận về khả năng chịu lực. Song do là chất liệu gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ hoặc dăm gỗ kết hợp keo phụ gia nên không được đánh giá cao như gỗ tự nhiên về khả năng chịu lực. Khi so sánh giữa 2 loại, gỗ MFC có độ chịu lực tốt hơn một chút so với MDF. Nhất là loại gỗ MFC chống ẩm.

IV. Ưu nhược điểm

Chúng ta cũng quan tâm đến ưu và nhược điểm của 2 loại ván này. Sau đây, chúng tôi xin liệt kê những ưu và nhược điểm của chúng.

Gỗ MFC Gỗ MDF
Ưu điểm + Độ cứng chắc chắn, độ bền cao

+ Bề mặt được phủ melamine tăng cường bảo vệ tấm gỗ chống trầy xước, chống cháy, chống ẩm nước tốt.

+ Trơn láng, phẳng, mịn nên dễ vệ sinh

+ Chống cong vênh, bong tróc tốt, chống mối mọt, nứt nẻ

+ Giá thành rẻ hơn so với MDF Veneer

+ Cách âm và cách nhiệt tốt

+ Gia công nhanh, mất ít thời gian

+ Nhiều lựa chọn về màu sắc ( lên đến 80 màu)

+ Dễ tạo phom dáng cho các sản phẩm cần cầu kỳ

+ Độ bám dính sơn tốt, có thể kết hợp sơn nhiều màu tăng tính thẩm mỹ

+ Mặt gỗ nhẵn, phẳng, có thể sơn phủ hoặc ép Melamine, Laminate

+ Không cong vênh, mục rỗng, nứt nẻ

+ Giá cả trung bình, cao hơn MFC

+ Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt

+ Gia công mất ít thời gian

Nhược điểm + Gỗ MFC cứng, chắc nhưng mật độ gỗ không cao bằng ván sợi nên khả năng cách âm hạn chế hơn

+ Vì cấu tạo từ dăm gỗ kích thước lớn nên khi gia công có thể bị mẻ cạnh làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ

+ Có thể thải ra Formaldehyde gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc với nồng độ cao.

+ Khả năng chịu lực thẳng đứng kém

+ Có chứa Formaldehyde, trong sử dụng có thể thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

V. Ứng dụng của gỗ MFC và MDF

Cả 2 loại gỗ công nghiệp này hiện đang là những lựa chọn hàng đầu trong sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên do một số đặc tính đặc thù. Mà về ứng dụng cũng có 1 số điểm khác biệt. Đây cũng là một nhân tố phân biệt MFC và MDF. Cụ thể như sau:

Gỗ MFC Gỗ MDF
 + Sản xuất đồ gỗ nội thất theo khối phẳng, thẳng

+ Dùng trong thiết kế showroom

+ Sử dụng trong không gian ẩm ướt như tủ bếp, cửa nhà vệ sinh,…

+ Sản xuất đồ gỗ nội thất văn phòng: tủ hồ sơ, bàn, ghế,…

+ Sản xuất đồ gỗ nội thất gia đình: giường, tủ quần áo, bàn, ghế,…

+ Sử dụng trong sản xuất đồ nội thất kiểu dáng phức tạp, cầu kỳ

+ Sử dụng cho các không gian tiếp xúc với độ ẩm cao: tủ bếp, kệ bếp,…

+ Dùng trong sản xuất đồ gỗ nội thất gia đình: giường, tủ quần áo, cửa gỗ,…
+ Sản xuất đồ gỗ nội thất văn phòng

+ Sản xuất nội thất công trình

Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết nhất về từng loại gỗ. Hi vọng, đó cũng là kiến thức hữu ích giúp bạn phân biệt MFC và MDF một cách rõ ràng nhất.

Trân trọng!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *